Lời giới thiệu

Chắc có lẽ không ai trong chúng ta có thể phủ nhận rằng, giáo dục là bước quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển con người. Nhưng, trong thời đại phát triển ngày nay, nhiều phụ huynh không thực sự chú tâm đến vấn đề giáo dục trẻ hoặc vì lí do khách quan, họ giao lại toàn bộ trọng trách này cho nhà trường. Đây thực sự là một quan niệm sai lầm. Bởi vì, giáo dục không chỉ là dạy trẻ về kiến thức mà còn là sự giáo dục về tư duy và phát triển nhân cách, đam mê,… Do đó, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục và định hướng cho trẻ là cực kỳ quan trọng.

Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có đủ kiến thức và kinh nghiệm để giáo dục cho trẻ một cách có phương pháp, có hệ thống. Đa phần trong chúng ta đều có suy nghĩ sẽ bắt đầu dạy cho trẻ trong giai đoạn từ tiểu học trở đi cùng thời điểm dạy đọc, dạy viêt. Tuy vậy, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đây tiếp tục lại là một ngộ nhận sai lầm. Thực tế, giai đoạn tuyệt vời nhất để định hình bản thân, định hình cá tính và phát triển tư duy cho trẻ là từ 0 đến 6 tuổi. Trong giai đoạn này, các bé luôn có nhu cầu tìm hiểu về bản thân, nhu cầu khám phá về thế giới xung quanh và do đó nhu cầu “được học hỏi” là “mãnh liệt nhất” đồng thời các bé cũng có khả năng tiếp thu “tốt nhất” – tốt hơn bất cứ giai đoạn nào khác trong cuộc đời.

Chính vì những lý do không thể chính đáng hơn như đã nêu, chúng tôi xin gửi đến quý phụ huynh một góc nhìn, một nghiên cứu đã được chứng thực về tâm lý của các bé trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi, nắm bắt được những tâm lý này, quý phụ huynh có thể sẽ có cho riêng bản thân những phương pháp giáo dục cho trẻ được tốt nhất và vẽ nên trong tâm hồn trẻ những bức tranh kiến thức đẹp nhất, tuyệt vời nhất.

Các giai đoạn nhận thức của trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi:

Giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi: Giai đoạn kích thích các giác quan của bé.

Giai đoạn 1 tuổi đến 2 tuổi: Bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh.

Giai đoạn 2 tuổi đến 3 tuổi: Bé bắt đầu hình thành khả năng tưởng tượng của mình.

Giai đoạn 3 tuổi đến 4 tuổi: Tạo lập tính tự chủ cho bé.

Giai đoạn 4 tuổi đến 5 tuổi: Bé đang bắt đầu phát triển cảm xúc của mình.

Giai đoạn 5 tuổi đến 6 tuổi: Hình thành nên quan điểm cá nhân.

Giai đoạn 6 tuổi trở đi: Tạo lập cá tính - sự tự tin cho bé.

Bài viết tổng hợp

Cùng tham khảo những bài viết bổ ích về cách chăm sóc bé tại đây ba mẹ nha.

Giai đoạn kích thích giác quan

Đây là giai đoạn trẻ vừa bước từ thế giới trong bụng mẹ cuộc sống thật, do đó nhu cầu lớn nhất của trẻ trong giai đoạn này là phát triển các giác quan. Trẻ sẽ có nhu cầu được sử dụng thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, và khứu giác. Do đó, hãy cho trẻ được nhìn ngắm các đồ vật nhiều màu xắc, các bức tranh, bức vẽ để phát triển thị giác và tăng trí tưởng tượng. Đồng thời, cha mẹ hãy tích cực nói chuyện với trẻ, cho trẻ nghe các bản nhạc êm dịu để kích thích sự phát triển thính giác.

Giai đoạn khám phá

Thời kì này còn gọi là thời kì trải nghiệm, ở độ tuổi này, các bé rất hiếu động và bắt đầu các trải nghiệm (hay người lớn còn là các trò quậy phá) về thế giới xung quanh. Trẻ muốn tự mình làm những điều mà chúng thích hoặc bắt chước hành động của người lớn. Do đó, chỉ trừ các hành động nguy hiểm, cha mẹ không nên ngăn cấm mà hãy đồng hành cùng trẻ, tán dương mỗi khi trẻ khám phá điều mới lạ. Những điều này sẽ nuôi dưỡng khả năng thích ứng, sở thích tìm tòi của trẻ sau này.

 

Phát triển khả năng tưởng tượng

Ở giai đoạn này, trí não của trẻ có sự kích thích mạnh mẽ, trẻ có nhu cầu thể hiện trí tưởng tượng của mình thông qua các hoạt động ca hát, nhảy múa, vẽ tranh, đánh lộn, chơi trò chơi nhập vai,…Cha mẹ hãy tham gia chơi các trò chơi cùng con, đồng thời có thể hướng dẫn bé vẽ tranh, ca hát, nhảy múa,… Từ đó giúp bé được tự do vẫy vùng trong thế giới của riêng mình, giúp kích thích sự phát triển trí não.

NUÔI DƯỠNG TÍNH TỰ CHỦ

Giai đoạn này, các bé thường có xu hướng nghe lời phụ huynh hơi thái quá mà thường không dám tự chủ đưa ra những quyết định vì bé sợ bị la mắng. Do đó, nhiệm vụ của quý phụ huynh là tiếp tục nhiệt tình cổ vũ tính tự lập của bé. Đối với mỗi vấn đề, hay đưa ra những lời gợi ý, các phương pháp để trẻ hoàn thành công việc, mục tiêu thay vì đưa ra đáp án. Hãy kiên trì với trẻ, kết quả bạn nhận lại sẽ vô cùng tuyệt vời.

Phát triển cảm xúc

Thời kỳ này, các bé bắt đầu bộc lộ cá tính riêng biệt. Có bé sẽ ương ngạnh, có bé sẽ lầm lì. Khi đối diện với vấn đề không đúng ý, các bé sẽ la hét, quấy khóc hoặc lì lợm và đòi làm theo ý mình. Cha mẹ hãy thật kiên nhẫn giúp bé kiểm soát cảm xúc, nhiệt tình giảng giải cho bé hiểu. Đồng thời, hãy đưa ra các gợi ý để bé tự giải quyết các vấn đề.

Phát triển quan điểm cá nhân cho bé

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu muốn bày tỏ ý kiến cá nhân và nêu quan điểm với mọi người. Do đó, các bậc cha mẹ hãy giúp bé bằng cách cho bé chung tay thực hiện các công việc hàng ngày, cho bé nêu ý kiến và giúp đỡ bé hoàn thành công việc. Trẻ sẽ hiểu được cách làm việc chung sức với nhiều người, biết nêu ý kiến và biết giúp đỡ mọi người xung quanh.

Phát triển cá tính - sự tự tin

Giai đoạn này, bé bắt đầu hiểu rõ hơn về bản thân mình. Bé hiểu được sự tồn tại của mình trên thế gian và bắt đầu có các khuynh hướng tự chủ. Tuy nhiên, chính lúc này bé cũng rất dễ bị tổn thương và mất đi sự tự tin nếu thực hiện một công việc nào đó không thành công. Do đó, cha mẹ hãy luôn ở bên, thấu hiểu và động viên các bé, giúp các bé có được sự tự tin. Đừng la rầy khi bé làm sai, hãy chỉ ra cái sai và hướng dẫn bé làm lại cho đúng. Từ đó, bé sẽ tự tin hơn vào khả năng của mình.

TOP